10 LĨNH VỰC NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH HẤP DẪN NHẤT Ở VIỆT NAM (8/2021)

Hiện nay, nhượng quyền kinh doanh - Franchise được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, từ ẩm thực đến bán lẻ, dịch vụ. Bất kỳ ngành nghề nào có tài sản sở hữu trí tuệ, có thiết lập hệ thống kinh doanh hiệu quả đều có thể nhượng quyền. Các bạn hãy cùng Siêu thị bánh tráng TANA chúng tôi tìm hiểu về các lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn này nhé.


Nếu bạn là một người yêu thích kinh doanh và luôn muốn đi đầu các xu hướng thì dưới đây là các gợi ý các lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn không thể bỏ qua ở Việt Nam.

1. Lĩnh vực ăn uống

Ngành dịch vụ ăn uống là một mảnh đất màu mỡ có mức tăng trưởng khá ổn định giữa thị trường đầy biến động hiện nay. Trước đây, chỉ có những ông lớn như KFC, Lotteria, Mc Donald's, Buger King... làm chủ sân chơi lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh F&B thì ngày nay lĩnh vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự góp mặt của các thương hiệu đình đám Việt Nam như Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, The Coffee House. Đó là chưa kể đến những thương hiệu trẻ tuổi khác như Bánh Mì Má Hải, 1 phút 30 giây ...

2. Lĩnh vực bán lẻ

Thị trường bán lẻ vốn đa dạng và nhiều cơ hội đang dẫn trở nên cạnh tranh gây gắt với sự tham gia của các gương mặt đình đám từ các nước Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore... như Family Mart, Big C, 7-Eleven, G25, Circle K, Shop&go, Miniso... cho đến các thương hiệu Việt Nam như Saigon Coop, Vinmart... Các thành phố lớn tại Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng , với dân số đông và sức mua cao, dự đoán lĩnh vực này sẽ càng phát triển lớn mạnh.

3. Lĩnh vực cà phê

Kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu là một trong những cách giúp bạn nhanh nhất trở thành ông chủ thành công. Cà phê vốn là thức uống được yêu thích của người dân Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê đen đá quen thuộc mỗi sáng trước khi đi làm của người dân hay ly cà phê đá xay mới lạ được các bạn trẻ yêu thích cùng những khoảng thời gian tán gẫu bên bạn bè cho thấy rằng khách hàng của thị trường này vô cùng đa dạng và đầy tiềm năng.

Tùy vào số vốn bạn có được, bạn có thể tham gia vào chuỗi nhượng quyền kinh doanh từ các thương hiệu cafe cao cấp như The coffee bean& tea leaf, Highland coffee, Trung Nguyên cafe, The Coffee House...hay các thương hiệu cafe hiện đại trẻ trung như Urban cafe,  Effoc cafe, Cộng cafe, Mục Cafe...cho đến các thương hiệu cafe bình dân như Milano cafe , Viva Star Cafe, Napoli cafe, Aha Cafe, Soya Garden, Rau Má Mix... Những thương hiệu nhượng quyền này đã và đang mang lại thành công cho nhiều người tham gia kinh doanh nếu họ kiên trì theo đuổi và có những chiến lược đúng đắn.

4. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chưa bao giờ hết "hot", nhu cầu học tập từ ngoại ngữ đến các kỹ năng ngày càng nhiều và yêu cầu càng cao. Các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ, từ các start up nhỏ như Ms Hoa toeic, anh ngữ I can read... cho đến các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam như Hội anh văn Việt Mỹ ( VUS ), Anh ngữ Việt Úc, Anh ngữ Không Gian.

 Đây là lĩnh vực có vốn đầu tư ban đầu cao nhưng mang lại lợi nhuận rất cao và phát triển ổn định.Nếu bạn đang có một số vốn lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu để xây dựng thành công việc kinh doanh trong lĩnh vực này, bạn có thể bắt đầu từ việc tìm hiểu và tham gia vào nhượng quyền kinh doanh các thương hiệu giáo dục đào tạo đã có danh tiếng, uy tín và chất lượng cao.

5. Lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp

Ngày nay, nhu cầu sức khỏe và làm đẹp không còn gói gọn trong phân khúc khách hàng là nữ giới, nhu cầu này đã mở rộng ra ở nhiều lứa tuổi và mọi giới tính. Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong ngành sức khỏe và làm đẹp, do đó đây là thị trường màu mỡ và dự báo sẽ trở thành xu hướng kinh doanh dẫn dầu trong nhiều năm tới. Vì vậy đây có thể là hướng đi mới trong nhượng quyền kinh doanh khi mà các thị trường dịch vụ ăn uống, bán lẻ, cà phê dần trở nên cạnh tranh gay gắt.

 Trong lĩnh vực kinh doanh sức khỏe và sắc đẹp có những mô hình nổi trội và nhiều thương hiệu nhượng quyền thành công phải kể đến như:

- Spa: Seoul Spa, Himalaya Health Spa, LA BELLA SPA...

- Salon: 30 Shine, Salon Tóc Mạnh Hùng Hair Artist, Bắc trần tiến...

- Nail: Couleur Nail Bar, Halei Nail, Regal Nails...

6. Lĩnh vực Thể Dục và Thể Thao

Sau thành công trong việc mở rộng chuỗi  phòng tập gym fitness và yoga của các thương hiệu nổi tiếng như California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24. Hàng loạt các thương hiệu phòng tập từ nhỏ đển lớn được mở ở các thành phố lớn. Có thể thấy nhu cầu tập thể dục, thể thao ở Việt Nam ngày càng cao và khách hàng cũng bắt đầu chịu chi hơn lúc trước.

Đây là lĩnh vực có số vốn đầu tư ban đầu cao cho cơ sở vật chất và quản lý nhưng có thể thu lợi nhuận lâu dài và duy trì ổn định. Vì vậy để tham gia vào lĩnh vực này, bạn có thể bắt đầu từ con đường dễ nhất, đó chính là tham gia vào các chuỗi nhượng quyền kinh doanh phòng tập nhỏ, vừa hay lớn tùy vào số vốn và đam mê kinh doanh bạn có được. Các phòng tập nhượng quyền như: GYM KingSport, Eurogym, 25 FIT, Yoga Secret Club, Yoga và Thiền Trái Tim Vàng,

7. Lĩnh vực thời trang

Sôi nổi nhất trong thị trường nhượng quyền được thể hiễn rõ nhất trong lĩnh vựa ẩm thực có thể kể đến những ông lớn như  Lotteria, KFC, Golden Gate, Redsun,... Trong xu hướng chung của nhượng quyền châu Á, các lĩnh vực thực phẩm, thời trang, sức khỏe, giáo dục và bán lẻ ở Việt Nam thu hút nhiều thương hiệu nhượng quyền. Và cuối cùng chúng ta không thể bỏ qua lĩnh vực thời trang. 

Nếu bạn có đam mê và muốn tham gia lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh thời trang nhưng không biết bắt đầu từ đâu, chúng tôi xin cung cấp đến bạn một vài tên thương hiệu thời trang uy tín và ăn nên làm ra trong những năm gần đây như thương hiệu GUMAX, công ty thời trang Việt (VFC) với thương hiệu Ninomax, công ty thời trang Blue exchange, Chappin Homme, Couple TX, thời trang trẻ em Unica, Crown Space, AMPRIN, thời trang nam LODY, CELEB, Seven Uomo,...

8. Nhượng quyền chuỗi bánh mì

Bánh mì có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Được xem là một món ăn nhanh ngon nhất thế giới có nguồn gốc từ Việt Nam. Bánh mì từ lâu đã có nhiều hệ thống thương hiệu nổi tiếng xuất hiện khắp mọi nơi. Với xu hướng nhượng quyền kinh doanh hiện nay, chuỗi thương hiệu bánh mì nổi tiếng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với hình thức nhượng quyền cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh. Cùng mức chi phí ban đầu thấp, lại được hỗ trợ về việc quảng bá, thúc đẩy doanh số,... Nhượng quyền chuỗi bánh mì là mô hình kinh doanh nhanh chóng thu lại vốn, mang đến lợi nhuận cao và dễ dàng quản lý kinh doanh.

Một số thương hiệu chuỗi bánh mì thực hiện nhượng quyền đã và đang ngày càng phổ biến và thành công tại nhiều nơi như bánh mì Kebab Torki, bánh mì Má Hải, bánh mì que Pháp BMQ...

9. Nhượng quyền giặt ủi/ chỗ rửa xe

Song song cùng dịch vụ mua sắm, ăn uống. Nhu cầu về sinh hoạt của mỗi cá nhân cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, với lượng thời gian chật hẹp phải phân bổ cho công việc, học hành, các mối quan hệ cũng như nghỉ ngơi... vấn đề giặt ủi, rửa xe cũng trở nên khó khăn. Cửa hàng giặt ủi, rửa xe ngày càng xuất hiện nhiều hơn và kinh doanh thuận lợi.

Một số thương hiệu giặt ủi/chỗ rửa xe phát triển mạnh và thực hiện thành công việc nhượng quyền kinh doanh phải kể đến gồm có: Green leaf, Giặt là 247, Chuỗi rửa xe 5s, Rửa xe Vietwash...

10. Nhượng quyền gà rán/đồ ăn vặt

Thức ăn nha, đồ ăn vặt gà rán luôn nhận được sự yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Ngành kinh doanh gà rán và đồ ăn vặt là một mảnh đất màu mỡ cho các chủ kinh doanh dễ dàng chăm bón để thương hiệu của mình phát triển mạnh mẽ.

Ngoài các thương hiệu gà rán/đồ ăn vặt lớn nhượng quyền thành công như Lotteria, KFC, Texas Chicken, Jollibee... Tại Việt Nam còn có thương hiệu Siêu thị bánh tráng TANA cũng phát triển mạnh mẽ trong mô hình kinh doanh nhượng quyền kể trên.

Muốn được sử dụng thương hiệu nổi tiếng thì không thể ít tiền được. Nhượng quyền nào cũng có giá cao hơn khi bạn bỏ vốn ra tự kinh doanh. Nhưng tiền nào của đó, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ cung cấp cho bạn từ A-Z, từ nguồn nguyên vật liệu cho đến chiến lược kinh doanh. Chỉ cần bỏ vốn ra một lần duy nhất!

NHƯỢNG QUYỀN SIÊU THỊ MINI TẠI VIỆT NAM “CÓ ĂN” KHÔNG?

Các siêu thị mini ra đời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân nhờ sự tiện lợi của nó. Gần đây thị trường đang chứng kiến sự thiết yếu và thật sự cần thiết của các chuỗi siêu thị mini. Cùng điểm qua một số nguyên nhân làm cho thị trường nhượng quyền siêu thị Mini đang trở nên HOT và các thương hiệu nhượng quyền siêu thị mini hiện nay.

1. Tổng quan về thị trường bán lẻ năm 2020

Báo cáo đánh giá về tác động, thiệt hại với doanh nghiệp bán lẻ do Bộ Công Thương công bố mới đây cho thấy, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp phân phối. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 3 tháng đầu năm ước đạt 1.246 tỷ đồng, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2019. Đây gần như là ngành duy nhất tăng trưởng trong đợt dịch càn quét thị Việt Nam.

Nguyên nhân thị trường bán lẻ trực tiếp(offline) có sự tăng trưởng gồm các lý do sau:

Thứ nhất, trong đại dịch Covid-19 khi mà tất cả các hàng quán phải FnB phải đóng cửa thì các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng tạp hóa cung cấp nhu yếu phẩm vẫn được hoạt động nhằm đảm bảo lượng thực cho người dân. Cũng đã lâu rồi Việt Nam mới có cơn sốt mì gói trở lại.

Thứ hai, ứng dụng giao hàng Grab giờ đây đã cung cấp thêm dịch vụ giao nhu yếu phẩm và đi chợ cho khách hàng thay vì chi gia trà sữa, cà phê, và đồ ăn như xưa.
Trong khi đó tại thị trường online, tiki, lazada, shopee đang phát triển mạnh mẽ và cung cấp các sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu. Dịch khiến người ta lựa chọn đi chợ online khiến doanh số bán lẻ online sẽ được nước phát triển. Kéo theo cửa hàng bán lẻ sẽ lên sàn thương mại điển tử để phân phối sản phẩm nhanh hơn.

Như vậy có thể thấy dịch Covid-19 là “tần số” khuếch đại làn sóng mua bán trực tuyến và mua bán nhu yếu phẩm trực tiếp mà có khả năng sẽ thay đổi toàn diện thói quen mua sắm của người Việt đối với các hàng hóa đóng gói và đảm bảo chất lượng bởi những thương hiệu uy tín.

Dự báo về sự phát triển của thị trường nhượng quyền bán lẻ trong năm 2020:

Ngành bán lẻ đã chứng minh được sự quan trọng và vai trò thiết yếu của nó trong cuộc sống con người ngày nay. Bên cạnh đó sự chững lại của thì trường nhượng quyền FnB tạo nên một xu hướng đầu tư mới, đầu tư vào nhượng quyền bán lẻ thay vì đầu tư nhượng quyền FnB. Bán lẻ sẽ là một ngành an toàn hơn bởi sự ổn định của nó ít nhất là trong năm 2020.

2. Chuỗi siêu thị Mini Vinmart, Vinmart+

Nếu bạn tìm kiếm 2 chuỗi siêu thị này hiện nay trên Google thì nó của Masan. Ngày 20 tháng 11 năm 2014 tập đoàn VinGroup cho ra đời 2 chuỗi siêu thị này. Kinh doanh đi lên, chủ tịch VinGroup từng tuyên bố đây là con gà đẻ trứng vàng của ông khi mà doang thu của chuỗi này chỉ xếp sau mảng kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà họ đã chuyển nhượng vinmart lại cho Masan vào năm 2019 trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Chẳng ai hiểu nỗi tại sao họ lại làm như vậy? Tuy nhiên, một đáp án được đưa ra nghe có vẻ cũng hợp lý: chúng tôi đang tập trung sang mảng công nghệ và giáo dục.

Tính đến tháng 12/2019 hệ thống này đã có hơn 2600 cửa hàng phủ rộng khắp các tỉnh thành cả nước.

Tuy nhiên, chuỗi siêu thị này vẫn chưa nhượng quyền ra ngoài. Nhà đầu tư có mặt bằng tốt có thể liên hệ bộ phận phát triển chuỗi để hợp tác với họ.

3. Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh

Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh hiện sở hữu hơn 950 cửa hàng. Tháng được sự bão hòa của thị trường thiết bị công nghệ, cuối năm 2015 tập đoàn Thế giới di động đã cho ra đời thương hiệu siêu thị Bách Hóa Xanh. Các chuỗi siêu thị này phát triển liên tục và tốc độ mở rộng thị trường rất nhanh. So với các chuỗi siêu thị mini của Vinmart, Vinmart+ thì Bách Hóa Xanh cung cấp đa dạng các loại thực phẩm tươi sống hơn.

Với mức độ phủ rộng khắp các tình từ tuyến huyện trở lên nên Bách Hóa Xanh khá quen thuộc với người dân, trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của người dân.

Về nhượng quyền siêu thị Bách Hóa Xanh thì vẫn chưa được bởi thương hiệu này vẫn đang phát triển theo hình thức chuỗi.

4. Nhượng quyền siêu thị mini Co.op Smile của Sài Gòn Co.op

Nếu bạn quan tâm đến nhượng quyền siêu thị thì có thể tham khảo nhượng quyền siêu thị mini Co.op Smile thuộc Sài Gòn Co.op. Đây là chuỗi siêu thị ra đời sớm nhất Việt Nam, cổ xưa nhất Việt Nam. Cuối năm 2019 hệ thống Sài Gòn Co.op có hơn 870 cửa hàng, siêu thị khắp cả nước.

Nhượng quyền Co.op Smile có giá khoảng 2 tỷ. Khách hàng có nhu cầu nhượng quyền có thể liên hệ saigonco-op.com.vn để biết thêm chi tiết.

5. Nhượng quyền siêu thị mini Circle K

Circle K là một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất nhì Việt Nam hiện nay. Tính đến tháng 3/2020 hệ thống này đã có 392 cửa hàng phân bố ở 6 tỉnh thành là Cần Thơ, Hạ Long, Hà Nội, Bình Dương, Vũng Tàu và Tp.HCM.

Các cửa hàng của Circle K cung cấp mọi thứ mà khách hàng cần như nước giải khát, cà phê, thực phẩm đông lạnh, hàng hóa đóng gói, khô và các sản phẩm tạp hóa khác.

Chuỗi cửa hàng Circle K được sở hữu và vận hành bởi Alimentation Couche-Tard, một công ty nắm giữ cửa hàng tiện lợi Canada. Với nhiều địa điểm trên khắp thế giới và dịch vụ đầy đủ thực phẩm và các mặt hàng khác, Circle K đồng nghĩa với sự tiện lợi.

CÔNG TY TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ được thành lập vào ngày 10/11/2008. Đây là công ty vận hành Circle K tại Việt Nam.

Phí nhượng quyền siêu thị mini Circle K là 25.000 đô la. Tổng mức đầu tư để mở và vận hành nhượng quyền thương mại dao động từ 171,000 đô la đến 1,9 triệu đô la. Một khoản phí bản quyền 4,5% tổng doanh thu được trả cho công ty (những người được nhượng quyền từ bỏ tài trợ từ công ty sẽ trả một khoản phí bản quyền là 3,7% tổng doanh thu).

6. Nhượng quyền MiniStop

Ban đầu, điều kiện mở cửa hàng cửa MiniStop còn khắt khe. Tuy nhiên gần đây thương hiệu này đã có sự thay đổi về điều kiện nhượng quyền dễ hơn. Diện tích mặt bằng hiện nay chỉ còn 30 mét vuông là có thể mua nhượng quyền.

Việc mở 1 cửa hàng MiniStop sẽ tốn chi phí từ 2-3 tỷ đồng tùy theo mặt bằng và khu vực. Đây là tổng chi phí nhượng quyền MiniStop bao gồm cả đầu tư trang thiết bị, hàng hóa. MiniStop sẽ miễn phí các khoản vẽ bản vẽ thi công cửa hàng, hỗ trợ khai trương cửa hàng, tuyển dụng và đào tạo.

Một số yêu cầu khác là đối tác phải nhập tất cả nguyên vật liệu từ MiniStop. Việc nhập hàng này sẽ giúp MiniStop kiểm soát được chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chuỗi siêu thị mini nào đang thống lĩnh thị trường Việt?

Trong khi Saigon Co.op vẫn tiếp tục dẫn đầu về doanh số và số lượng siêu thị bán lẻ thì chuỗi Vinmart+ đang chiếm áp đảo phân khúc siêu thị mini với số lượng cửa hàng nhiều nhất.
Theo Tổng cục Thống kê và Nielsen thì thị trường bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam có khoảng 800 đại siêu thị/siêu thị, 150 Trung tâm thương mại, 9.000 chợ truyền thống, 2.000 cửa hàng tiện ích/siêu thị mini và 1,3 triệu cửa hàng nhỏ lẻ của các hộ gia đình.

Nhờ sự tham gia của các nhà bán lẻ lớn đến từ nước ngoài và dân số trẻ của Việt Nam (60% dân số dưới 35 tuổi) mà mô hình bán lẻ hiện đại đạt CAGR 5 năm hai chữ số. Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP.HCM hay còn gọi là Saigon Co.op tiếp tục dẫn đầu về doanh số và số lượng siêu thị.
Theo thống kê đến thời điểm hiện tại của ACBS, Saigon Co.op đang có doanh thu lớn nhất từ các cửa hàng bán lẻ với 3 chuỗi: Co.opXtra, Co.op Mart và Siêu thị Mini Co.op Food. Với tổng cộng 178 cửa hàng, doanh thu năm 2015 của Saigon Co.op từ mảng này là 25.000 tỷ.

Cửa hàng tiện lợi/siêu thị mini là phân khúc phát triển nhanh nhất, trong đó chuỗi Vinmart + của Vingroup dẫn đầu về số lượng với 320 cửa hàng vào cuối năm 2015 và 825 cửa hàng vào cuối tháng 6/2016 mặc dù mới gia nhập thị trường từ năm 2015, tuy nhiên doanh thu mảng kinh doanh này của Vingroup lại không được công bố cụ thể.

Theo đơn vị phân tích này thì so với các chuỗi khác, Vinmart và Vinmart+ có rau tươi hơn (nhờ Vineco - phân khúc nông nghiệp của Vingroup) và độ phủ sóng rộng hơn nhưng chất lượng dịch vụ và độ đa dạng sản phẩm cần được cải thiện.

Ngoài ra, các đối thủ chính về cửa hàng bán lẻ và siêu thị mini còn có B’s Mart (trước đây là Family Mart) với 146 cửa hàng, doanh thu ước tính khoảng 200 tỷ trong năm 2015; Satrafoods với 80 cửa hàng; 58 cửa hàng ministop, 210 cửa hàng Shop&Go và 178 cửa hàng tiện lợi Circle K.

Dự kiến sẽ có 1.200-1.300 đại siêu thị/siêu thị và 337 trung tâm thương mại vào năm 2020. Do tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta còn thấp (33%) và GDP bình quân đầu người chỉ ở mức 2.200 USD/năm nên mô hình bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm lĩnh thị trường với 72% thị phần và dự kiến sẽ giảm xuống 60% vào năm 2020.

Theo Nguyên Minh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét