Chùm ảnh: Những tác phẩm 'nhái' siêu hạng của Trung Quốc

Theo báo cáo của Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm đầu năm nay, Trung Quốc là nguồn gốc của khoảng 70% các loại hàng giả trong khoảng thời gian từ năm 2008-2010.

Ở Trung Quốc, làm giả hàng hóa cao cấp đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đóng góp không ít cho sự phát triển của nước này. Đến nay, Trung Quốc không dừng lại ở việc làm giả sản phẩm tiêu dùng nữa, mà đã tiến tới xây dựng những bản sao với các kích cỡ bé hơn những thành phố đẹp nhất châu Âu và thế giới.
Mới đây, Thượng Hải đã cho ra mắt chương trình “1 thành phố, 9 thị trấn”, với các thị trấn nhỏ được xây dựng mô phỏng theo phong cách khác nhau trên thế giới.
Dưới đây là các tác phẩm “nhái” siêu hạng của Trung Quốc, từ tiêu dùng, các sản phẩm công nghệ, cho đến cả những thành phố.
WAL-MART: Một phát ngôn viên của chuỗi siêu thị WU-MART nói rằng, họ hy vọng chuỗi siêu thị của mình sẽ trở thành Wal-Mart của Trung Quốc

Harry Potter: Trung Quốc thậm chí còn “chế” lại bộ truyện Harry Potter và Chúa tể những chiếc nhẫn vào chung một cuốn sách: Harry Potter và Leopard Walk-Up-To Dragon.
ROLLS ROYCE: Chiếc The Geely GE này trông chả khác gì chiếc xe siêu sang Rolls Royce Phantom.
Một phiên bản nhái tàu sân bay của Mỹ hiện được đặt tại khu vực Quốc phòng của Công viên Phương Đông gần Thượng Hải.
Còn đây là phiên bản KFC Trung Quốc với logo có dòng OFC – Obama Fried Chicken ( Gà rán Obama).
Buckstar – “hàng nhái” của thương hiệu quán cà phê nổi tiếng Starbucks. Ở Trung Quốc, có vô vàn quán cà phê nhái theo thương hiệu của Starbucks.
Còn đây là một cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm Apple ở Trung Quốc. Cửa hàng này không được đăng ký “chính hãng” với Apple, vì thế, nó cũng là “hàng nhái”.
Dĩ nhiên, trưng bày trong các cửa hàng Apple “nhái”, sẽ có những sản phẩm Apple “nhái”. Đây là một chiếc HiPhone thế hệ 4. Các nhà sản xuất HiPhone từ lâu đã sao chép iPhone của Apple, nhưng phiên bản mới này là nỗ lực làm nhái ấn tượng nhất của nó cho đến nay.
Goojje xuất hiện ngay khi Google đe dọa rời khỏi Trung Quốc.
Làng sơn dầu Dafen, Thâm Quyến, Trung Quốc nổi tiếng là “thị trấn của tranh sao chép”, sản xuất khoảng 60% thị trường tranh sơn dầu trên toàn thế giới.
Người Trung Quốc còn làm bản sao của “Phật Bamiyan”, bản gốc đã bị phá hủy bởi lực lượng Taliban.
Chủ của công viên nhái Disneyland ở Trung Quốc này bảo rằng họ không hề sao chép mô hình công viên của Walt Disney.
Khu đô thị Tianducheng ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhái theo một góc thành phố Paris, kèm theo đó là cả tháp Eiffel.
Đây là Thames Town ở Tùng Giang của Trung Quốc, gần Thượng Hải, sao chép phong cách kiến trúc từ các thị trấn ở Anh.
Và đây là một ngôi làng Hà Lan có cối xay gió
Một con kênh chảy qua trung tâm của một ngôi làng Florentine nhái ở ngoại ô thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
Họ cũng sao chép cả Hallstatt, một di sản thế giới của UNESCO.
Các bản sao với quy mô đầy đủ của Tòa nhà Quốc hội Mỹ đã được xây dựng tại các thành phố Vô Tích và Phụ Dương.
Dĩ nhiên là không thể thiếu Nhà Trắng, bản sao “made in China” này được đặt ở Công viên Thế giới Bắc Kinh.
Công viên Quốc tế Bắc Kinh còn có mô hình của cầu cảng Sydney và Nhà hát opera Sydney.
Năm 2010, các quan chức liên bang đã khám phá ra hơn nửa triệu bao cao su Trojan “đểu” được bày bán thông qua một liên kết buôn lậu hàng giả khủng ở Mỹ đến từ Trung Quốc. Liệu những sản phẩm giả này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của người Mỹ hay không?
Theo INFONET

Chùm ảnh: Thăm thành phố Paris nhái ở Trung Quốc 

Nằm cách thành phố Thượng Hải chừng 1 ngày đi đường, Tianducheng là nơi mà Trung Quốc dự định sẽ biến thành một “Paris của phương Đông” bằng cách sao chép y hệt mọi thứ từ thủ đô Paris của nước Pháp. Khởi công từ năm 2007 và đã hoàn thành khá nhiều nhưng đến nay Tianducheng vẫn là một thành phố ma.
Tianducheng - thành phố sao chép Paris bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 2007.
Xung quanh ngọn tháp Eiffel nhái là những khu chung cư cao cấp.
Ngọn tháp Eiffel nhái này cao 108 mét trong khi tháp thật ở thủ đô Paris cao gấp 3 lần như thế.
Người ta thiết kế thành phố này với dự tính là sẽ có khoảng 10.000 dân cư sinh sống.
Có cả khu dân cư tập trung trên diện tích khoảng 12 dặm vuông.
Nhưng đến nay, giới truyền thông địa phương vẫn gọi đây là một thành phố ma bởi gần như không có ai sinh sống.
Một số nguồn tin nói đã có gần 2.000 chuyển đến cư trú ở thành phố này nhưng thực sự là rất hiếm khi nhìn thấy bóng dáng của họ.
Công ty Zhejiang Guangsha là nhà thầu xây dựng Paris nhái này.
Họ cho biết, kế hoạch là sẽ xây dựng 1 trường học, 1 bệnh viện và 1 câu lạc bộ đồng quê.
Không có người ở nhưng Tianducheng lại là một địa điểm ưa thích của các cặp vợ chồng đưa nhau đi chụp ảnh cưới.
Khách đến thành phố này có thể ở lại trong một khu resort với giá 82 USD/đêm.
Đài phun nước được bắt chước theo đài phun nước trong vườn của điện Versailles.
Theo hãng tin Reuters, thành phố được xây dựng vì họ ngưỡng mộ dnah hiệu "điểm đến lãng mạn" của Paris.
Có vẻ như họ đã sao chép được khá nhiều phong cách phương Tây.
Có điều, Tianducheng không phải là thành phố duy nhất ở Trung Quốc được xây dựng nhái theo phong cách của các thành phố của châu Âu.
Người ta đã gặp những thành phố nhái theo kiểu Ý, Đức, Anh... ở Trung Quốc.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục bị chỉ trích vì đã thả cửa cho việc xây dựng quá ồ ạt và sản sinh vô số những thành phố ma và khiến thị trường bất động sản nước này vỡ bong bóng.
Theo INFONET

Đăng nhận xét

0 Nhận xét